Những nhà khoa học tìm thấy sinh vật biển Nam Cực bị mắc kẹt dưới lớp băng hơn nữa thế kỷ

0
2791
Những nhà khoa học tìm thấy sinh vật biển Nam Cực bị mắc kẹt dưới lớp băng hơn nữa thế kỷ

Tảng băng trôi lớn có tên là A-74 được tách ra từ lớp băng của lục địa Nam Cực vào tháng trước. Sau đó những nhà khoa học người Đức đã phát hiện ra được sinh vật biển dọc theo đáy biển ở Nam Cực.

Ngay tại vị trí nghiên cứu gần đó, một tàu chuyên dụng phá băng Polarstern đã nhân cơ hội khám phá tảng băng trôi A-74 và các mảng thềm băng riêng lẻ.

Trong nhóm nghiên cứu này bao gồm: các nhà khoa học từ viện nghiên cứu địa cực và biển Alfred Wegener (AWI), trung tâm nghiên cứu địa cực và biển Helmholtz (AWI) cùng với những đối tác quốc tế khác.

hình ảnh sinh vật được tìm thấy dưới đáy biển Nam Cực
Sự sống dưới lớp băng trôi tại Nam Cực (Ảnh Alfred Wegener Institute / OFOBS Team PS124).

Những bức ảnh chụp được xem là “chỉ có một lần”do các phi hành đoàn chụp lại cho thấy rằng “mức độ đa dạng sinh học đáng kinh ngạc và các mẫu trầm tích lấy từ đáy biển”. Vì thế mà họ tin rằng điều này sẽ mang đến kỳ vọng cung cấp những thông tin và kiến thức chi tiết hơn về hệ sinh thái.

Ngoài những thông tin đã biết về sinh vật thì các phân tích địa hóa của các mẫu nước được thu thập tại đây sẽ giúp họ đưa ra kết luận về hàm lượng dinh dưỡng và dòng chảy của đại dương rộng lớn.

Đa số các sinh vật được tìm thấy dưới đáy biển đều là những loài sinh vật lọc máu, bên cạnh còn rất nhiều loài vật như hải sâm, sao biển và các loài động thực vật dưới biển phổ biến khác.

Được biết rằng, có đến hàng trăm loài sinh vật biển sống tại vùng biển ở Nam Cực, nhưng với sự hiện diện của các nhóm sinh vật ăn thực vật phù du (dựa vào ánh sáng mặt trời để quang hợp) được tìm thấy dưới lớp băng trôi là điều đáng ngạc nhiên.

Hình ảnh sinh vật đa dạng tại lớp băng Nam Cực được chụp lại
Một con hải quỳ xinh đẹp có thể được tìm thấy trên nền đường phân do một con sâu để lại. Các chấm đỏ là các tia laze đặt cách nhau 50 cm, cho thấy đường kính của loài hải quỳ này lớn hơn 30 cm (Ảnh: Alfred Wegener Institute / OFOBS Team PS124).

Theo AWI cho rằng, việc nghiên cứu này là cần thiết để giúp chúng ta hiểu hơn về các sự kiện sinh sôi của các loại sinh vật biển dựa vào ánh sáng mặt trời để quang hợp nằm dưới các tảng băng trôi lớn như A-74.

Bên cạnh đó, các nhóm nghiên cứu cũng đặt các phao nghiên cứu tại khu vực nhằm có thể thu thập các thông tin về nhiệt độ, độ mặn của nước và cả tốc độ dòng chảy từ đại dương bao la.

hệ thống đo lường và quan sát tầng đại dương OFOBOS
OFOBS (Hệ thống đo lường và quan sát tầng đại dương) ngay trước khi phóng lên tàu Polarstern (Ảnh: Alfred Wegener Institute / Tim Kalvelage).

Đó là cách chính xác tại thời điểm này, sẽ giúp những nhà khoa học tạo ra các mô hình khí hậu chính xác tại khu vực Nam Cực, khi mà nơi đây đang dần mất những tảng băng với khối lượng vô cùng lớn.

Theo tiến sĩ Hartmut Hellmer (nhà hải dương học vật lý và trưởng đoàn thám hiểm AWI): “Dữ liệu này tạo cơ sở cho các mô phỏng của chúng tôi về cách tảng băng sẽ ứng phó với biến đổi khí hậu. Do đó, chúng tôi có thể nói với mức độ chắc chắn cao hơn mực nước biển sẽ tăng nhanh như thế nào trong tương lai – và cung cấp cho cộng đồng chính trị và xã hội nói chung với dữ liệu tốt để đưa ra quyết định về các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu cần thiết”.

Tổng hợp & phiên dịch bởi Tobeigo.com

Bài trước đóChú chó Pitbull chờ đợi 667 ngày để tìm thấy một ngôi nhà mới
Bài tiếp theoNhững loài hoa gắn liền với các tỉnh thành Việt Nam

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN DƯỚI ĐÂY

Please enter your comment!
Please enter your name here